Công nghệ xử lý hóa lý truyền thống: Keo tụ – Tạo bông – Lắng trọng lực
Nước thải được châm hóa chất với nồng độ và liều lượng thích hợp tại cụm Keo tụ - Tạo bông (thông qua kết quả Jartest) nhằm làm mất tính ổn định của các hạt keo trong nước thải và lúc này chúng sẽ tương tác với nhau, kết cụm lại hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Các bông cặn này lắng xuống đáy bể (tại cụm lắng trọng lực) và được tách ra khỏi nước thải thông qua sự khác nhau về tỉ trọng.
Công nghệ xử lý hóa lý: Keo tụ – Tạo bông – Tuyển nổi siêu nông
Tương tự công nghệ xử lý hóa lý trên, sau quá trình phản ứng với hóa chất tại cụm keo tụ và tạo bông, thay vì được dẫn qua khâu lắng trọng lực, nước thải được nén với không khí ở áp suất cao vài atmosphere, sau đó giảm áp xuống áp suất khí quyển, khí hòa tan tách ra khỏi nước thải thành những bọt khí mịn.
Các bọt khí mịn sẽ dính bám vào các hạt (các chất rắn) và với lực đẩy nổi đủ lớn sẽ đẩy các hạt đã bám dính vào bọt khí lên bề mặt bể tuyển nổi siêu nông và tại đây chúng sẽ được giàn váng bọt bề mặt tách ra khỏi nước thải...
Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí dạng mẻ (SBR)
Mục đích công nghệ: kết hợp xử lý nitơ và chất hữu cơ trong cùng một bể phản ứng.
Ưu điểm của công nghệ này là tiết kiệm diện tích đất sử dụng do không cần phải xây bể bể lắng riêng, và công nghệ SBR có hiệu quả xử lí có độ tin cậy cao, khả năng khử N và P cao và đặt biệt linh động trong cơ chế vận hành, nhất là đối với đối tượng là xử lý nước thải sinh hoạt cho chung cư, khu dân cư, cao ốc văn phòng, thương mại...thì công nghệ SBR rất phù hợp
Vì đáp ứng được về hiệu quả xử lý, hiệu quả về kinh tế và đặt biệt công nghệ này giải quyết được bài toán khó mà bất cứ dự án chung cư, khu dân cư, khu thương mại... nào cũng gặp phải, đó là công suất nước thải ban đầu chưa đủ để vận hành hiệu quả. Nhưng với công nghệ SBR vì tính linh động trong vận hành ta có thể cho lắp đặt thiết bị 1 line và vận hành 1 line, đến khi nào có thêm nguồn nước thì cho lắp line còn lại và vận hành 100% công suất.
Như thế vừa đảm bảo nhu cầu, yêu cầu cho công nghệ xử lý vừa tiết kiệm chi phí điện năng cũng như chi phí đầu tư và vận hành hệ thống, đem lại lợi ích lớn cho khách hàng khi đầu tư.
Công nghệ xử lý sinh học thiếu khí (Anoxic) kết hợp hiếu khí với giá thể di động (MBBR) và lắng
Mục đích công nghệ: Xử lý nitơ và chất hữu cơ, nâng cao tải trọng chất hữu cơ và giảm thể tích xây dựng bể xử lý. Trong điệu kiện hiếu khí, các giá thể có diện tích tiếp xúc lớn làm môi trường cho các vi sinh vật sinh bám dính và phát triển, Nhờ thổi khí liên tục, giá thể sẽ được duy trì ở trạng thái lơ lửng trong nước thải. Trên bề mặt giá thể có 3 lớp vi sinh: Lớp kỵ khí, lớp thiếu khí và lớp hiếu khí. Nhờ 3 lớp vi sinh mà bể MBBR ngoài khả năng xử lý chất hữu cơ COD/BOD còn có thể xử lý hiệu quả Nitơ và Phốt pho.
Ưu điểm nổi trội của công nghệ này là khả năng xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ cao, đặc biệt trong các trường hợp nâng cấp mở rộng hệ thống hiện hữu.
Công nghệ xử lý sinh học thiếu khí (Anoxic) kết hợp công nghệ màng lọc MBR
Mục đích công nghệ: Xử lý nitơ và chất hữu cơ, nâng cao tải trọng chất hữu cơ và giảm thể tích xây dựng bể xử lý.
Màng MBR là loại màng Ultrafiltration loại bỏ các phân tử có kích thước lớn hơn lỗ lọc ra khỏi nước. Dưới áp suất không quá 2,5 bar, nước, muối khoáng và các phân tử/ion nhỏ hơn lỗ lọc (0,1 - 0,005 micron) sẽ qua màng dễ dàng. Các phân tử có kích thước lớn hơn, virus, vi khuẩn sẽ bị giữ lại.
Ưu điểm nổi trội của công nghệ này là khả năng xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ cao, đặc biệt trong các trường hợp nâng cấp mở rộng hệ thống hiện hữu, giảm liều lượng hóa chất khử trùng.
Chất lượng nước sau xử lý thường ổn định hơn công nghệ sinh học truyền thống. Chất lượng nước có thể tái sử dụng có một vài trường hợp như nước tưới cây,..
Công nghệ xử lý sinh học kị khí UASB
Mục đích công nghệ: Tiền xử lý cho quá trình xử lý sinh hoạt hiếu khí.
Ưu điểm của bể UASB:
- Không cần tốn năng lượng cho quá trình cấp khí, thiết kế và vận hành đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu thấp;
- Khí sinh ra trong quá trình xử lý có thể thu hồi như là nguồn nhiên liệu sạch (khí CH4).
Quy mô hệ thống: Từ vài chục đến vài nghìn mét khối nước thải trong một ngày.