Kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì ?

Kế hoạch bảo vệ môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường 2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, kế hoạch bảo vệ môi trường là tên gọi mới nhằm thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường (theo luật môi trường 2005), được áp dụng kể từ ngày 01/01/2015 này.

Đây là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.

2. Đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

- Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;

- Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 18, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.

- Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

- Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở

3. Quy trình thực hiện Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

- Thu thập và tổng hợp thông tin dự án

- Khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội, địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn khu vực thực hiện dự án.

- Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án, xác định chất thải phát sinh bằng phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá.

- Đánh giá mức độ tác động và ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm môi trường do quá trình xây dựng và hoạt động.

- Đề ra biện pháp giảm thiểu ổ nhiễm, phương án xử lý thải, phương án quản lý môi trường và dự phòng sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành

- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường cho dự án.

- Soạn thảo hồ sơ, báo cáo trình nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền

- Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo yêu cầu của cơ quan chức năng sau trình nộp

- Nhận Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường từ cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.

4. Các văn bản cần thiết cho việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

- Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh

- Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh sản xuất

- Bản vẽ vị trí khu đất

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể

- Bản thể thoát nước mưa

- Bản vẽ thoát nước thải

- Bản vẽ bể tự hoại

- Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)

- Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải (nếu có)

5. Cơ quan thẩm định việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

- Sở tài nguyên môi trường: Cơ sở có quy mô, tính chất thuộc đối tượng quy định tại phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015.

- Phòng Tài nguyên Môi trường Quận: Cơ sở có quy mô không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục 2 và phụ lục 4 Nghị định 18/2015-NĐ-CP.

- Ban quản lý các khu công nghiệp: Cơ sở có quy mô không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục 2 và phụ lục 4 Nghị định 18/2015-NĐ-CP và nằm trong Khu công nghiệp. (Tùy tỉnh)