Tuỳ thuộc tính chất nguồn nước đầu vào là nước ngầm hay nước mặt, tùy thuộc nhu cầu sử dụng, chúng tôi sẽ tư vấn lựa chọn giải pháp công nghệ hợp lý nhất nhằm tối ưu hóa hiệu quả khi đầu tư cho dự án:
Công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt từ nước mặt
Nguyên lý: Nước mặt được trạm bơm dẫn nước vào hệ keo tụ tạo bông và lắng nhằm loại bỏ các tạp chất và huyền phù trong nước sông. Nước được tiếp tục dẫn qua cột lọc thô loại bỏ cặn lơ lửng trước khi nước chảy sang cột lọc cát, than hoạt tính và ODM có tác dụng loại bỏ mùi, màu, hấp phụ các chất độc,.... và nâng pH nước.
Công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt từ nước ngầm
Nước ngầm được bơm dẫn nước vào tháp oxi hóa, với việc làm thoáng cưỡng bức nhằm đuổi khí CO2, nâng độ pH cho nước và cung cấp lượng oxy hòa tan thực hiện quá trình oxy hóa Fe2+ và Mn2+ ở dạng hòa tan thành kết tủa Fe3+ và Mn4+ và sẽ được loại bỏ trong bể lắng. Nước được tiếp tục dẫn qua cột lọc thô loại bỏ cặn lơ lửng trước khi nước chảy sang cột lọc cát, than hoạt tính và ODM có tác dụng loại bỏ mùi, màu, hấp phụ các chất độc,... Đối với nước nhiễm độ cứng cần có thêm cột lọc trao đổi ion, cụ thể là sự trao đổi giữa ion Na+ trong hạt nhựa và các ion Ca2+, Mg2+ có trong nước.
Công nghệ xử lý nước cấp công nghiệp
Nguồn nước thủy cục sẽ cho qua bộ tiền xử lý lọc cát tinh và than hoạt tính để loại bỏ các chất hữu cơ và cặn bẩn còn sót lại trong nước, sau đó, nước sẽ được bơm vào cụm màng lọc thẩm thấu ngược RO. Tại cụm này, các ion có trong nước gần như được khử hoàn toàn. Nước sau lọc RO có độ tinh khiết rất cao và đạt yêu cầu sử dụng của một số ngành công nghiệp.
Một số ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng nước có độ tinh khiết cao như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất kim loại, các ngành công nghiệp y tế, công nghiệp nồi hơi,... thì nước sau cụm xử lý RO sẽ được bơm vào cụm xử lý trao đổi ion là những hạt nhựa có khả năng loại bỏ các ion ở nồng độ rất thấp. Cũng có thể thay thế hạt nhựa trao đổi ion bằng thiết bị tách ion (EDI) cho hiệu suất tương tự.